Mỡ trong cơ thể: Nguyên gây tích mỡ và 6 cách giảm mỡ theo từng loại

Một trong những quan tâm của người tập luyện khi cần thay lại vóc dáng chính là làm sao để giảm mỡ. Bạn nên tìm hiểu mỡ là gì và nguyên nhân gây tích mỡ để có cách giảm mỡ hiệu quả!

Mỡ là gì? 

Mỡ là thành phần nhóm mô có cấu tạo gốc lipid (chất béo), còn được gọi là mô mỡ. Mỡ thường có mặt tại có bộ phận như ngực, bắp tay, đùi, bụng và mông, có tác dụng nâng đỡ và trở thành tấm đệm dưới da. Mỡ là thành phần quan trọng trong cơ thể, bởi vị trí bảo vệ cơ thể khi có các dư chấn xảy ra, cũng như cách nhiệt và giữ độ ấm cơ thể.

Một sự thật thú vị là các tế bào mỡ có gốc từ các tế bào mầm ở trung mô – những tế bào mầm có thể tạo ra tế bào mỡ, tế bào sinh cơ và tế bào xương. Dưới những điều kiện thích hợp, các nguyên bào sợi trong tủy xương sẽ biệt hóa trở thành tế bào mỡ. Đối với cơ thể con người, tỷ lệ mỡ tốt nhất cần duy trì là từ 10-25%, và tỷ lệ mỡ tại phụ nữ thường cao hơn đàn ông. Do đó bạn nên tìm kiếm cách giảm mỡ phù hợp để tăng cường sức khỏe, giúp duy trì tỷ lệ hoàn hảo.

Có mấy loại mỡ?

Sai lầm khi giảm mỡ là cho rằng mỡ ở toàn bộ cơ thể là như nhau. Tuy nhiên, trong cơ thể con người được chia thành 2 loại theo chức năng: Mỡ nâu chiếm 3% ~7% chủ trong cơ thể yếu có các dụng sinh nhiệt, và  mỡ trắng chiếm 93 ~97%. Mỡ nâu là loại mỡ có khả năng giữ ấm và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ thể người gầy, trong khi mỡ trắng chính là yếu tố khiến cơ thể chúng ta bị thừa cân, tăng cholesterol và dễ mắc một số bệnh. Thông thường khi muốn giảm mỡ, chúng ta sẽ tìm phương pháp để tác động làm giảm tỷ lệ mỡ trắng có trong cơ thể.

Ngoài ra, khi phân chia vai trò của mỡ theo cấu trúc các lớp mỡ, có thể chia thành mỡ dưới da và mỡ nội tạng. Dựa vào vị trí trên cơ thể mà chúng ta có thể chia thành mỡ bụng, mỡ đùi, mỡ vùng bắp tay, mỡ nọng cằm,…Việc giảm mỡ không đạt hiệu quả bởi cơ địa mỗi người không đồng đều, và thông thường các bộ phận cấu tạo từ mỡ (như mông, ngực) sẽ giảm trước các bộ phận cấu tạo từ cơ bắp.

Vai trò của mỡ trong cơ thể

Mỡ có vai trò rất lớn trong cơ thể, nếu chúng ta kiểm soát tốt tỷ lệ mỡ có lợi. Theo tiến sĩ Susan Fried, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dinh dưỡng và Béo phì tại Đại học Boston, mỡ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tỷ lệ cơ thể hoàn hảo và bảo vệ cơ thể.

  • Dự trữ năng lượng: Mỡ sẽ tích tụ tại các vùng cơ thể và được sử dụng khi đói, giúp chúng ta kiểm soát cơn đói tốt hơn.
  • Giải phóng hormone kiểm soát quá trình trao đổi chất, giúp tăng cường năng lượng để vận động mạnh.
  • Bảo vệ cơ thể: Các vùng mô mỡ bảo vệ cơ thể khỏi các va đập chấn thương.
  • Giữ ấm cơ thể: Vào mùa đông, vùng mô mỡ trở thành lớp cách nhiệt ngăn hạ nhiệt cơ thể, giúp giữ ấm vào mùa đông.

Nhiều người cho rằng mỡ là thành phần có hại đối với sức khỏe. Tuy nhiên, với tỷ lệ hoàn hảo, mỡ đóng vai trò bảo vệ cơ thể và tích trữ năng lượng hiệu quả. Điều quan trọng là cần kiểm soát lượng mỡ dư thừa và cân nặng, để ngăn ngừa bệnh tật và duy trì vóc dáng khỏe mạnh cân đối.

Nguyên nhân tích mỡ

Để tìm được cách giảm mỡ hiệu quả, bạn cần tìm ra đâu là nguyên nhân tích mỡ. Một số lý do sau dẫn tới việc cơ thể tích tụ mỡ thừa. Đáng nói đây là những nguyên nhân thường gặp mà ít ai chú ý đến khi tìm hiểu cách giảm mỡ hiệu quả.

Lười vận động

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tích mỡ, dù bạn có một chế độ ăn khoa học. Dân văn phòng thường xuyên tích mỡ bụng do tính chất công việc ngồi nhiều giờ liền. Một số người khác không có nhiều thời gian vận động, ít vận động…dẫn tới mỡ thừa tích tụ ngày càng nhiều.

Chế độ ăn uống không khoa học 

Lượng mỡ thừa tích tụ là do việc chế độ ăn không lành mạnh: nhiều tinh bột, nhiều đạm, ít rau củ và trái cây. Đồng thời cơ thể không được cung cấp đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Đây cũng là nguyên nhân gây tích mỡ cơ thể, dễ béo phì, tăng cân và mắc nhiều bệnh nguy hiểm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *